Trước tình hình kháng thuốc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ NN&PTNT, Công Thương, TN&MT kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020. Có giải pháp thực hiện hiệu quả kế hoạch này.
![]() |
Việt Nam đang nằm trong nhóm những nước có tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới. Ảnh minh họa |
Thủ tướng giao Bộ Y tế tập trung kiểm tra việc chấp hành các quy định về kê đơn và sử dụng kháng sinh trong các cơ sở y tế, có biện pháp giám sát hiệu quả việc chấp hành các quy định này và xử nghiêm các vi phạm.
Đồng thời tổ chức thanh, kiểm tra các nhà thuốc về việc chấp hành các quy định về bán thuốc kê đơn và có biện pháp quyết liệt để quản lý hiệu quả việc thực hiện, trước tiên tập trung vào nhóm thuốc kháng sinh.
Bộ NN&PTNT được giao tăng cường chỉ đạo quản lý việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Bộ đưa ra lộ trình sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Đồng thời, phối hợp với Bộ Y tế trong việc quản lý nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh sử dụng trong sản xuất và sử dụng thuốc thú y.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, Việt Nam đang nằm trong nhóm các nước có tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới.
Đáng báo động ở Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn kháng đa thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng đặc biệt ở nhóm vi khuẩn gram âm, thường xuất hiện trong các bệnh viện đã có vi khuẩn biến đổi gen đa kháng với carbapenem thế hệ mới.
T.Hạnh
" alt=""/>Thủ tướng yêu cầu kiểm tra kê đơn thuốc kháng sinhQuyết định bổ sung thành viên Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai mới được UBND tỉnh này ban hành nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 701 ngày 26/5/2020 về việc kiện toàn Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.
Sau khi được bổ sung 2 thành viên gồm Giám đốc các Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai gồm có 17 thành viên. Trong đó, Trưởng Ban chỉ đạo là Chủ tịch UBND tỉnh; Phó trưởng Ban chỉ đạo là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực TT&TT; và thành viên Thường trực kiêm thư ký Ban chỉ đạo là Giám đốc Sở TT&TT.
Trước đó, tại Quyết định 337 ngày 20/6/2019 về kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai, lãnh đạo UBND tỉnh cũng đã quyết định thành lập Tổ công tác giúp việc cho Trưởng ban do Giám đốc Sở TT&TT làm Tổ trưởng và Chánh Văn phòng UBND tỉnh là Tổ phó.
Sở TT&TT tỉnh Gia Lai là cơ quan đầu mối giúp Ban chỉ đạo trong công tác xây dựng, phát triển chính quyền điện tử trên địa bàn, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động cho Ban chỉ đạo và Tổ công tác.
Theo Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, thời gian vừa qua, công tác chỉ đạo, điều hành phát triển Chính phủ điện tử tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương quan tâm. Nhiều tỉnh, thành phố đã tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử như Bạc Liêu, Bắc Ninh, Thái Bình, An Giang, Hải Phòng, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Kon Tum, Bắc Giang, Cao Bằng… TP.HCM cũng đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc xây dựng Chính quyền điện tử trên cơ sở kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình ứng dụng và phát triển CNTT.
Tại hội nghị trực tuyến của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương vào ngày 12/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để Ủy ban chỉ đạo thêm các nội dung về đô thị thông minh, chuyển đổi số, kinh tế số, không thành lập thêm các Ban chỉ đạo mới về việc này.
Tiếp đó, ngày 26/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 701 kiện toàn Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử. Tại quyết định này, cùng với việc được bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo về đô thị thông minh, chuyển đổi số, kinh tế số, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử có thêm 2 thành viên là Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Sau khi được kiện toàn, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử có 19 thành viên, với Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng là Phó Chủ tịch Ủy ban; và 16 Ủy viên.
Cũng tại Quyết định 701, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ quyết định này để kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử của bộ, ngành, địa phương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm Trưởng ban.
M.T
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, người đứng đầu các cấp có vai trò quyết định, không chỉ dẫn dắt quá trình thay đổi mà còn phải là người sử dụng đầu tiên, thường xuyên, hàng ngày các ứng dụng Chính phủ điện tử.
" alt=""/>Giám đốc 2 sở Xây dựng và Công thương tham gia Ban chỉ đạo Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai